Chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số
Một trong những yếu tố quan trọng góp phần đưa công tác giáo dục của truờng mầm non Bắc Sơn ngày một khởi sắc là nhờ phong trào xã hội hóa giáo dục của truờng đã nhận được sự hưởng ứng tích cực của các cấp, các ngành và toàn thể nhân dân địa phương.
Công tác xã hội hóa giáo dục được đẩy mạnh đã làm thay đổi đáng kể diện mạo của trường về cảnh quan trường lớp, điều kiện dạy và học của cô và trò, góp phần thúc đẩy nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
Chúng ta đều biết dư luận đang xôn xao lên vì chuyện các bậc phụ huynh cho con đi học chữ trước khi vào lớp một ở miền xuôi, đặc biệt những thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh. Các em được chăm chút một cách đặc biệt (về mặt kiến thức trước khi vào lớp 1), đôi khi sự quan tâm quá mức đã biến thành những áp lực học tập đối với các em, tác động xấu đến hiệu quả giáo dục chung. Nhiều em trước khi vào lớp một đã đọc thông viết thạo; việc học của các em trở thành cuộc chạy đua của các bậc phụ huynh. Trong khi đó, các em học sinh vùng dân tộc thiểu số thì như thế nào? Chúng tôi nhận thấy có một sự chênh lệch quá lớn giữa học sinh đô thị và học sinh miền núi. Đối với những giáo viên, phụ huynh, học sinh...ở đây, cụm từ “chuẩn bị tâm thế vào lớp một” còn khá xa lạ, thậm chí có người chưa từng nghe đến hoặc chưa từng để ý. Đối với các bậc phụ huynh ở miền núi, việc con em họ vào lớp một chỉ như một sự tự nhiên, không cần băn khoăn suy nghĩ, “đến tuổi nhà nước bắt đi học chữ thì đi học thôi”, “rồi sẽ tự biết con chữ, còn nếu không có điều kiện học tiếp hoặc không học được nữa thì nghỉ học”. Không cần chuẩn bị tâm thế, không cần biết đến sức khỏe trẻ là gì - đó chính là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ lưu ban, ngồi nhầm lớp, bỏ học giữa chừng. Trước thực trạng này, chúng tôi thấy cần thiết phải có biện pháp giải quyết khi chuẩn bị cho trẻ vào học lớp một ở những vùng núi, vùng đặc biệt khó khăn như xã Bắc Sơn, Móng Cái, Quảng Ninh.
Tăng cường dạy tiếng cho trẻ em dân tộc thông qua các hình thức vui chơi, học tập có chủ đích thông qua tiết học: làm quen với tác phẩm văn học, giò làm quen với tiếng Việt, …., vận dụng các phương pháp dạy học Tiếng Việt với tư cách dạy học ngôn ngữ thứ ha, tăng thời gian luyện nói cho học sinh qua trò chuyện sáng…tăng cường vận động học sinh ra lớp để trẻ em được tham gia các hoạt động tập thể từ đó giúp các em tự tin, mạnh dạn hơn trong giao tiếp.
Tạo môi trường giao tiếp thuần tiếng Việt trong các hoạt động vui chơi, giáo dục ở trường. Giờ ra chơi, để tránh tình trạng các em chơi theo nhóm dân tộc và nói tiếng mẹ đẻ cô cần tham gia hướng dẫn, yêu cầu các em nói với nhau bằng tiếng Việt và tổ chức vui chơicho các em để các em tận dụng tối đa thời gian học và thực hành tiếng Việt. Tạo môi trường và cơ hội giao lưu giúp các em tăng cường vốn tiếng Việt, sự tự tin trong giáo tiếp. Thường xuyên tổ chức giao lưu cho học sinh như giao các trò chơi dân gian, các bài hát tiếng Việt...phải làm cho các em yêu tiếng việt và thích nói tiếng Việt, tăng cường hứng thú học tập bằng những bài học phù hợp và sự động viên khuyến khích kịp thời.
Đã đến lúc phải có những nhìn nhận xác đáng về tầm quan trọng của việc chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp một ở những vùng cao, đặc biệt việc chuẩn bị về mặt ngôn ngữ tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số. Từ đó, có những bước đi mang tính đột phá cải thiện chất lượng giáo dục miền núi, góp phần thu hẹp khoảng cách giáo dục giữa các vùng, miền, nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông. Sau đây là một vài hình ảnh của một giờ Làm quen với văn học, giờ làm quen với tiếng Việt của cô và trò ctruờng mầm non Bắc Sơn: