MN Quảng Nghĩa - tổ chức chuyên đề cấp trường

 Phát triển vận động có vai trò rất quan trọng đối với con người nói chung, đối vơi trẻ mầm non nói riêng nó giúp có sức khỏe tốt, cơ thể phát triển cân đối, hài hòa và phát triển vận động có lới ích rất tốt như “ Tăng lưu lượng máu, tăng cường sức khỏe, tăng sức đề kháng, Tăng khả năng của phổi, tăng mật độ của xương giúp xương giúp xương phát triển tốt, giúp ích cho các quá trình tiêu hóa, tăng cường trao đổi chất, tạo tinh thần sảng khoái, rèn luyện tính nhạy bén của các cơ quan thần kinh”. Phát triển vận động không chỉ giúp trẻ phát triển thể lực sức khỏe tốt mà còn giúp trẻ phát triển ngôn ngữ và có mối quan hệ chặt chẽ với sự phát triển nhận thức của trẻ, sự phát triển vận động tốt giúp cho hệ thần kinh và các giác quan của trẻ tinh nhạy hơn, điều đó có tác dụng tốt trong việc nâng cao năng lực nhận thức của trẻ. Vận động là một trong những điều kiện cơ bản để trẻ nhận thức thế giới xung quanh, trẻ càng nhiều kỹ năng vận động thì trẻ càng nhiều cơ hội tiếp xúc, khám phá thế giới xung quanh, tạo điều kiện tốt để trẻ tham gia vào nhiều hoạt động và trẻ sẽ tích lũy được nhiều kinh nghiệm qua các hoạt động đó, phát triển vận động cũng giúp thêm cho trẻ rèn một số kỹ năng nhận thức như sự chú ý tính kiên trì và cẩn thận. Ngoài ra thông qua phát triển thể chất phát triển thêm về mặt tình cảm – xã hội cũng như thẩm mĩ. Thực hiện tốt phát triển vận động cho trẻ sẽ giúp trẻ được phát triển toàn diện.

II/ ĐẶC ĐIỂM CỦA TRƯỜNG

1/ Thuận lợi

- 100 % cán bộ, giáo viên có trình độ chuẩn và trên chuẩn, giáo viên đều nắm được kiến thức, kỹ năng phát triển vận động cho trẻ.

- Đội ngũ giáo viên trẻ nhiệt huyết trong công việc, tận tụy với trẻ.

- Các độ tuổi được tách theo độ tuổi, trẻ có kỹ năng vận động vì vậy khi tổ chức phát triển vận động cho trẻ được thuận tiện hơn.

2/ Khó khăn

- Cơ sở vật chất thiếu, thiếu đồ dùng, dụng cụ cho trẻ phát triển vận động

- Đội ngũ giáo viên còn thiếu theo quy định nhóm lớp như thang, ống dài...

- Lớp học trật hẹp, có phòng học ghép hai lớp học chung trong một phòng học.

- Có nhiều giáo viên trẻ trong độ tuổi sinh đẻ, vì vậy trong thời gian giảng dạy giáo viên mang thai lên khi tổ chức phát triển vận gặp rất nhiều khó khăn.

III. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

- Nhằm phát triển toàn diện cho trẻ

- Góp phần củng cố, tăng cường sức khỏe, phát triển cân đối, hài hòa về hình thái và chức năng của cơ thể của trẻ.

- Rèn luyện tư thế vận động cơ bản; phát triển các tố chất nhanh, mạnh, khéo, bền; phát triển khả năng định hướng trong không gian.

- Góp phần rèn luyện và phát triển cảm giác nhịp điệu, khả năng cảm nhận cái đẹp qua vận động nhanh nhẹn, nhịp nhàng, đúng tư thế, sự hứng thú đối với các loại vận động và đối với hoạt động tập thể. Rèn luyện tính trung thực, tính tổ chức kỷ luật, tinh thần tập thể, lòng dũng cảm, tự tin và khả năng tự quản, tự lập cho trẻ.

- Hình thành cho trẻ những thói quen vận động cần thiết cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ.

Thông qua chuyên đề sẽ góp phần phát huy lòng yêu nghề, niềm đam mê sáng tạo của tập thể giáo viên trong việc đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục, đặc biệt là “Phát triển vận động” cho trẻ

Qua chuyên đề nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của đội ngũ quản lý, giáo viên về việc tổ chức các hoạt động nhằm phát triển thể chất cho trẻ.

Góp phần củng cố, tăng cường sức khỏe, phát triển cân đối, hài hòa về hình thái và chức năng cơ thể của trẻ.

Rèn luyện tư thế vận động cơ bản; phát triển các tố chất nhanh, mạnh, khéo, bền; phát triển khả năng định hướng trong không gian.

Góp phần rèn luyện và phát triển cảm giác nhịp điệu, khả năng cảm nhận cái đẹp qua vận động nhanh nhẹn, nhịp nhàng, đúng tư thế, sự hứng thú đối với các loại vận động và đối với hoạt động tập thể. Rèn luyện tính trung thực, tính tổ chức kỷ luật, tinh thần tập thể, lòng dũng cảm, tự tin và khả năng tự quản, tự lập cho trẻ.

Hình thành cho trẻ những thói quen vận động cần thiết cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ.

IV. NỘI DUNG VÀ YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Đối với nhà trường:

- Trang bị, mua sắm trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, phục vụ cho chuyên đề “Phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non” đảm bảo đầy đủ cho việc thực hiện chuyên đề.

- Trang bị đầy đủ các tài liệu liên quan đến chuyên đề Phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non cho từng giáo viên.

- Tạo môi trường hoạt động và đồ chơi ngoài trời xung quanh trường đảm bảo an toàn đa dạng, phong phú thể hiện đúng chuyên đề.

- Xây dựng kế hoạch thực hiện theo chương trình giáo dục, tích hợp nội dung Phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non;

- Tổ chức các hoạt động lễ hội làm nổi bật được nội dung trọng tâm của chuyên đề vào các thời điểm, sự kiện trong năm học.

2. Đối với giáo viên:

Giáo viên nắm được mục đích, yêu cầu phát triển vận động cho trẻ trong trường Mầm non. Khai thác sâu nội dung phát triển vận động cho trẻ, xây dựng kế hoạch giáo dục thể chất cho trẻ theo chương trình GDMN phù hợp với trẻ, với điều kiện thực tế của địa phương. Nắm vững các phương pháp giáo dục thể chất, đổi mới hình thức tổ chức phát triển vận động cho trẻ.

Xây dựng nội dung, cách thức tuyên truyền với các bậc phụ huynh về triển khai thực hiện chuyên đề phù hợp, làm chuyển biến nhận thức của phụ huynh trong việc phát triển vận động cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ. Thu hút được sự quan tâm của phụ huynh đối với nhà trường: hợp tác cùng với giáo viên trong việc phát triển vận động cho trẻ, đóng góp công sức, kinh phí đầu tư mua sắm thêm thiết bị, dụng cụ, đồ chơi cho trẻ vui chơi.

Đổi mới phương pháp giảng dạy, sáng tạo trong việc tổ chức thực hiện chuyên đề.

3. Đối với trẻ:

Trẻ khỏe mạnh phát triển cân đối, hài hòa về hình thái và chức năng của cơ thể của trẻ. Phát triển các tố chất nhanh, mạnh, khéo, bền; phát triển khả năng định hướng trong không gian. Có khả năng vận động và phối hợp vận động tốt, có ý thức giữ gìn sức khỏe bản thân, thích hoạt động, mạnh dạn, tự tin, có ý thức kỷ luật khi tham gia các hoạt động thể chất, phát huy các tố chất vận động khéo léo, kiên trì, bền bỉ, dẻo dai, đáp ứng yêu cầu mong đợi của chương trình GDMN đối với các độ tuổi và các chỉ số phát triển thể chất trong bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi:

Đối với trẻ nhà trẻ: phát triển các cử động khéo léo của bàn tay, ngón tay và khả năng phối hợp thị giác, thính giác với vận động; khả năng làm một số công việc đơn giản tự phục vụ trong ăn ngủ và vệ sinh cá nhân (đối với trẻ ở cuối độ tuổi). Hình thành và phát triển ở trẻ khả năng thích nghi với chế độ sinh hoạt; một số thói quen tốt trong ăn uống, vệ sinh cá nhân, giữ gìn sức khỏe và an toàn.

Đối với trẻ mẫu giáo: phát triển khả năng thực hiện các vận động một cách tự tin và khéo léo; biết phối hợp vận động cùng trẻ khác, hào hứng tham gia vào hoạt động phát triển thể lực; khả năng sử dụng một số đồ dùng trong vui chơi, học tập, sinh hoạt. Hình thành một số hiểu biết về ích lợi của việc luyện tập vận động đối với sự phát triển cơ thể và bảo vệ sức khỏe.

V. MỘT SỐ BIỆN PHÁP LỚN:

1. Tăng cường công tác tham mưu các cấp, các ngành và chính quyền địa phương về kế hoạch thực hiện chuyên đề “Phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non” nhằm tranh thủ sự quan tâm của các cấp để huy động kinh phí để tăng cường cơ sở vật chất cho nhà trường, kinh phí hỗ trợ hoạt động chuyên môn.

2. Khảo sát tình hình cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi, tài liệu. Từ đó, có cơ sở xây dựng kế hoạch cải tạo, mua sắm nhằm đảm bảo theo yêu cầu của Chuyên đề.

3. Khảo sát chất lượng đội ngũ giáo viên về trình độ chuyên môn về năng lực sư phạm. Qua đó, có kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ giáo viên có kinh nghiệm, trình độ, năng lực đáp ứng với yêu cầu của chuyên đề “Phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non”.

4. Tập huấn cho đội ngũ giáo viên biết cách lập kế hoạch giáo dục tích hợp với nội dung Phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non phù hợp với độ tuổi. Tạo môi trường học tập, tổ chức các hoạt động học tập và vui chơi, các hoạt động ngoại khoá. Nắm được phương pháp giảng dạy theo nội dung chuyên đề “Phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non”.

5. Tổ chức thường xuyên các buổi sinh hoạt chuyên môn nhằm trao đổi thảo luận, đưa ra các ý kiến để thực hiện tôt kế hoạch Chuyên đề.

6. Thực hiện công tác chỉ đạo lớp điểm theo từng độ tuổi để giúp giáo viên hiểu được mục đích của việc tăng cường đưa các trò chơi vận động,các trò chơi dân gian và các trò chơi phối hợp cổ tay, bàn tay ngón tay vào các hoạt động trong từng nhóm lớp. Có kỹ năng xây dựng kế hoạch giáo dục theo chủ đề; biết lồng ghép, tích hợp nội dung phát triển vận động vào tổ chức các hoạt động học và chơi cho trẻ trong chương trình GDMN một cách phù hợp.

7. Ban giám hiệu phân công cụ thể trách nhiệm cho từng cán bộ quản lý trong việc phụ trách các độ tuổi thực hiện Chuyên đề.

8. Phối hợp với phụ huynh trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, để từ đó hỗ trợ kinh phí tham gia xây dựng cơ sơ vật chất trong nhà trường và đóng góp các nguyên vật liệu cho trẻ hoạt động.

9. Xây dựng các bảng biểu tuyên truyền về công tác chăm sóc giáo dục trẻ theo chuyên đề “Phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non” với nhiều nội dung, hình thức khác nhau.

10. Khuyến khích giáo viên thường xuyên nghiên cứu tài liệu, sáng tác, sưu tầm, đặt lời mới cho các Trò chơi vận động , trò chơi dân gian phù hợp với độ tuổi của trẻ mầm non.

11. Tổ chức các buổi tuyên truyền đến phụ huynh và nhân dân về công tác giáo dục trẻ theo nội dung Chuyên đề “Phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non” thông qua các buổi họp phụ huynh, các tiết học, hoạt động, hội thi mời phụ huynh đến tham dự.

12. Tổ chức các hoạt động lễ hội, các hội thi, các buổi tham quan làm nội bật được nội dung trọng tâm của chuyên đề vào các thời điểm, sự kiện trong năm.

13. Tổ chức kiểm tra và đánh giá rút kinh nghiệm theo từng giai đoạn. Kịp thời khen thưởng đổng viên những tổ, nhóm, cá nhân có thành tích trong việc thực hiện chuyên đề.

VII/ KẾ HOẠCH THEO GIAI ĐOẠN

Giai đoạn Nội dung Biện pháp Thời gian Kết quả

I

Tháng 9,10,11 - Khảo sát CSVC thực hiện chuyên đề - BGH triển khai các nhóm lớp ròa soát cơ sở vật chất báo cáo kết quả về nhà trường

-BGH trang bị bổ sung đồ dùng đồ chơi và tài liệu cho lớp học cho GV Tháng 9 - BGH làm tốt công tác xã hội hóa hỗ trợ mùa sắm cấp phát những đồ dùng thiết yếu

- Chỉ đạo giáo viên xây dựng kế hoạch thực hiện chuyên đề phù hợp với các chủ đề.

- BGH triển khai kế hoạch nhà trường và hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch cụ thể, phù hợp với đặc điểm nhóm lớp. Tháng 9 9/ 9 nhóm lớp xây dựng kế hoạch chuyên đề

- Khảo sát giáo viên thực hiện chuyên đề và khả năng nhận thức của trẻ về chuyên đề - BGH triển khai giáo viên thực hiện đánh giá trẻ thực hiện chuyên đề.

- Nhà trường thực hiện khảo sát giáo viên thực hiện chuyên đề Tháng 10 Giáo viên nắm được các kiến thức, kỹ năng thực hiện chuyên đề

Trẻ các nhóm lớp cơ bản thực hiện được

- Xây dựng lớp điểm, tổ chức một số hoạt động phát triển vận động phù hợp theo chủ đề ở các độ tuổi. - Dự kiến giáo viên, xây dựng các hoạt động, tổ chức cho giáo viên dự giờ rút kinh nghiệm và nhân rộng đại trà cho các nhóm lớp. Trong tháng Lớp 5T A là lớp thực hiện điểm

Tổ chức tuyên tryền tầm quan trọng của chuyên đề phát triển vận đông cho trẻ MN - BGH triển khai các nhóm lớp xây dựng góc tuyên truyền. Cả giai đoạn Các lớp xây dựng được góc tuyên truyền

Tổ chức thực hiện chuyên đề Phân công giáo viên thực hiện chuyên đề, lên kế hoạch thông báo giáo viên Cả giai đoạn đ/c Trần .T. Thu Hương thực hiện chuyên đề và các đồng chí cán bộ, giáo viên tham dự đông đủ

- Phổ biến giáo viên huy động phụ huynh hỗ trợ những nguyên vật liệu sẵn có để phục vụ cho chuyên đề - BGH triển khai giáo viên tuyên truyền ý nghĩa và tầm quan trọng của chuyên đề và vận động phụ huynh hỗ trợ sưu tầm nguyên vật liệu. Cả giai đoạn

Nhà trường triển khai tới các nhóm lớp, các nhóm lớp chưa sưu tầm tốt về các nguyên liệu sẵn có để phục vụ cho chuyên

- Đánh giá kết quả thực hiện của giai đoạn I

- BGH triển khai giáo viên thực hiện đánh giá tại nhóm lớp

- BGH đánh giá kết quả thực hiện chuyên đề trong toàn trường. Cuối giai đoạn Các lớp đã thực hiện đánh giá giai đoạn 1. Nhà trường thực hiện đánh giá theo đúng thời gian.

II

Tháng 12,1, 2 - Tiếp tục xây dựng kế hoạch giai đoạn 2 - BGH triển khai giáo viên khả năng nhận thức của trẻ đối với chuyên đề trong giai đoạn I, tình hình của lớp xây dựng kề hoạch cho giai đoạn II. Đầu giai đoạn Nhà trường xây dựng kế hoạch của giai đoạn 2, triển khai các lớp xây dựng kế hoạch của giai đoạn 2

- Kiểm tra các nhóm thực hiện chuyên đề - BGH lên kế hoạch kiểm tra cụ thể Cả giai đoạn Một số lớp thực hiện tốt như lớp 5TA, 5TB

- Thực hiện chuyên đề mọi lúc, mọi nơi - BGH chỉ đạo giáo viên xây dựng, lồng ghép thực hiện vào các hoạt động trong ngày cho trẻ Cả giai đoạn Các đồng chí giáo viên đã thực hiện lồng ghép vào các hoạt động thực hiện tốt.

- Lồng ghép chuyên đề vào hội thi giáo viên giỏi cấp trường - BGH triển khai nội dung câu hỏi thi lý thuyết nói chuyên đề.

- BGH khuyến khích, chấm điểm các hoạt động lồng ghép về chuyên đề. Tháng 12 Nhà trường đã thực hiện tốt lồng ghép chuyên đề vào hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường

- Tổ chức đánh giá thực hiện chuyên đề giai đoạn 2. Đánh giá thực hiện chuyên đề ở các lớp - BGH triển khai giáo viên đánh giá kết quả thực hiện chuyên đề giai đoạn 2

- BGH nhà trường đánh giá thực hiện chuyên đề giai đoạn 2 chuyên đề cấp trường. Cuối giai đoạn Nhà trường đã triển khai các lớp thực hiện đánh giá giai đoạn 2, nhà trường đã thực hiện đánh giá giai đoạn 2

III/ ( tháng 3,4,5)

- Tiếp tục xây dựng kế hoạch giai đoạn 3 tại các nhóm lớp và chuyên đề của nhà trường - BGH triển khai giáo viên dưa kế hoạch chuyên đề của nhà trường lựa chọn nội dung phù hợp thực hiện trong giai đoạn 3 Đầu tháng 3

- Kiểm tra các nhóm lớp thực hiện chuyên đề - BGH lên kế hoạch kiểm tra cụ thể Cả giai đoạn

- Thực hiện chuyên đề mọi lúc, mọi nơi - BGH chỉ đạo giáo viên xây dựng, lồng ghép thực hiện vào các hoạt động trong ngày cho trẻ Cả giai đoạn

- Sưu tầm nguyên vật liệu thực hiện chuyên đề - BGH triển khai các nhóm lớp vận động phụ huynh hỗ trợ nguyên vật liệu thực hiện chuyên đề Cả giai đoạn

- Lồng ghép chuyên đề vào hoạt động ngày 8/3 - BGH căn cứ vào kề hoạch, xâydựng kế hoạch cụ thể, triển khai tới toàn thể giáo viên, nhân viên, phụ huynh, học sinh cùng thực hiện Tháng 3

- Tổ chức hội thi: “Hội Khỏe mầm non”. Gồm 4 phần thi:

+ Đồng diễn thể dục sáng:

+ Trò chơi vận động- Trò chơi dân gian;

+ Trưng bày đồ dùng đồ chơi tự tạo cho hoạt động phát triển vận động;

+ Trình diễn Aerobic. - Xây dựng kế hoạch hội thi, Chỉ đạo các lớp tập luyện.

- Sưu tầm các nguyên vật liệu, hướng dẫn trẻ làm đò dùng đồ chơi cho hoạt động phát triển vận động phù hợp theo chủ đề.

- Tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh trong việc phối hợp giáo dục trẻ tham gia chuyên đề hỗ trợ nguyên vật liệu cho trẻ tham gia hội thi. Tháng 3-4

- Tổ chức đánh giá thực hiện chuyên đề giai đoạn 3. Đánh giá thực hiện chuyên đề ở các lớp. - BGH triển khaí giáo viên thực hiện đánh giá giai đoạn 3 Cuối giai đoạn

- Đánh kết quả giáo viên, học sinh thực chuên đề và cơ sở vật chất. - BGH Thực hiện đánh giá giáo viên, cơ sở vật chất

- BGH triển khai giáo viên đánh giá kết quả trẻ thực hiện chuyên đề. Cuối giai đoạn

- Đánh giá sơ kết năm thứ nhất thực hiện chuyên đề “Phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non”

- Căn cứ việc thực hiện nội dung chuyên đề triển khai và biểu điểm để đánh giá.

- Khen thưởng kịp thời những tổ, nhóm , cá nhân có thành tích tong việc thực hiện chuyên đề. Cuối giai đoạn