Hình học 8
Số hiệu:
Ngày ban hành:
Người ký:
Nguồn:
Kích thước: 2955  KB
Tải về: Click vào đây để tải về
Xem trước: Click vào đây để xem
Số lần tải về: 267
Địa chỉ URL:

Untitled [2] 

 

 

 

Cuộc thi Vn dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học

 

 

Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ninh:

Phòng Giáo dục và Đào tạo: Thành phố Móng Cái

Trường THCS Vạn Ninh

Địa chỉ: Thôn Bắc – xã Vạn Ninh

Điện thoại: 01666357460

Email: phamthihuyenvn@gmail.com

Họ và tên học sinh: Phạm Thị Huyền

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Tên tình huống

BIỆN PHÁP ĐỂ NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG HIỆU QUẢ CAO HƠN

2. Mục tiêu giải quyết tình huống

Vận dụng các kiến thức liên môn để áp dụng vào nuôi tôm thẻ chân trắng trong nuôi trồng thủy sản giúp cho người dân thu được năng suất cao hơn và chất lượng đạt được cũng tốt hơn.

3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống

Để được hiệu quả cao ta cần áp dụng vào nhiều môn học khác nhau:

- Về Toán học:

+ Đo diện tích đầm nuôi, đo mức nước nuôi tôm, mật độ nuôi tôm.

+ Tính khối lượng thức ăn nuôi tôm trong từng thời kỳ, thời điểm;

+ Tính khối lượng tôm trong từng giai đoạn phát triển để cho lượng mồi ăn cho tôm phù hợp.

+ Tính toán lượng thuốc, lượng Canxi, vôi, đạm, khoáng trong quá trình nuôi tôm.

- Về Hóa học:

+ Dùng để đo: Độ mặn, Nhiệt độ, Độ PH, Độ Kiềm, NH3, H2S

- Về Sinh học: Nghiên cứu các loại Tảo trong ao nuôi, phát triển tảo có lợi và loại trừ tảo có hại cho tôm.

- Về Vật lí: Thiết kế đất sao cho đất nuôi tôm nằm trên một mặt phẳng, đáy trũng hơi so với sung quanh để thực hiện quy trình xả đáy.

- Về Sinh học: Tạo màu nước, nuôi cấy rong, rêu các thức ăn hỗ trợ trong quá trình nuôi tôm, nghiên cứu các loại Tảo trong ao nuôi, phát triển tảo có lợi và loại trừ tảo có hại cho tôm.

- Về Công nghệ

+ Kiểm tra bệnh cho tôm và cách phòng tránh các loại bệnh bằng những loại thuốc phù hợp, tránh lạm dụng thuốc.

+ Đảm bảo chế độ thức ăn phù hợp cho tôm sinh trưởng và phát triển.

4+5. Giải pháp giải quyết tình huống và thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống

- Tôm thẻ chân trắng hiện là đối tượng con nuôi chủ lực của vùng nuôi mặn lợ của xã Vạn Ninh – thành phố Móng Cái bởi dễ nuôi, thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao và thị trường tiêu thụ rộng. Để phát triển bền vững nghề nuôi tôm thẻ chân trắng, ngoài việc tạo điều kiện mở rộng diện tích, xây dựng cơ sở hạ tầng vùng nuôi; kiểm soát chất lượng các sản phẩm đầu vào,.

- Cần “Thiết kế hệ thống thoát khí độc trong ao nuôi trồng thủy sản" khắc phục tình trạng khí độc hydro sunfua trong ao nuôi có thể khiến tôm chết hàng loạt, gây thiệt hại lớn về kinh tế. Hydro sunfua là một loại khí độc phổ biến được hình thành từ chất thải của tôm, thức ăn dư thừa và một số tạp chất khác tích tụ lâu ngày ở đáy ao, gặp thời tiết bất lợi, vi sinh vật yếm khí phát triển gây bệnh cấp và mãn tính cho tôm. Trước đây, các hộ nuôi thuỷ sản trên địa bàn xã vẫn xử lý hiện tượng này bằng phương pháp nạo vét chất thải, hút bùn bẩn ở đáy ao, dùng men vi sinh hoặc hóa chất xử lý đáy ao. Tuy nhiên cách làm này chi phí cao và cũng chỉ khắc phục tạm thời tình trạng ngộ độc đáy ao. Hệ thống thoát khí độc trong ao nuôi thủy sản hoạt động trên nguyên tắc thu gom chất thải lại để hút khí thải và bổ sung ôxy cho ao nuôi nhằm khống chế sự phát triển của vi sinh vật yếm khí dưới đáy ao gây nên hydro sunfua, thông qua hệ thống ống tuýp đục lỗ được nối từ đáy ao lên trên mặt ao. Hệ thống thoát khí được lắp đặt ngay từ đầu vụ nuôi tại vị trí các máy quạt nước, dòng chảy có tác dụng gom tụ chất thải thành đống, khí độc thoát lên theo hệ thống thoát khí, đồng thời, đáy ao luôn được bổ sung ô xy nên không xuất hiện vi khuẩn khử lưu huỳnh tạo ra khí độc hydro sunfua.

- Với ý tưởng thuần hóa con tôm thẻ chân trắng trong môi trường nước có độ mặn thấp tạo cơ sở để mở rộng diện tích nuôi tôm ở các huyện ven biển và khắc phục sự cố tôm “sốc” vào thời điểm có mưa nhiều khiến độ mặn trong ao giảm đột ngột. Chúng ta nên thuần hóa con tôm trong môi trường nước lợ, ngoài việc chuẩn bị kỹ ao nuôi và các điều kiện khác đáp ứng đúng quy trình kỹ thuật và an toàn dịch bệnh. Tiến hành thuần hóa con tôm ngay từ trại giống trong môi trường nước có độ mặn 10 phần nghìn. Tôm giống đưa từ trại giống về, ngâm cả bao giống trong ao nuôi khoảng 15 phút để thuần hóa (thích nghi) nhiệt độ nước trong bao và ao nuôi. Quá trình thuần hóa tại ao nuôi được tiến hành theo các quy trình: mỗi ngày bơm một lượng nước ngọt trong ao chứa đã được khử trùng bằng Chlorine và quạt nước liên tục trong 3 ngày vào ao ương để giảm dần độ mặn (độ mặn giảm trong một ngày không quá 3 phần nghìn) cho đến mức 5 phần nghìn thì dừng cấp nước ngọt. Khi hoàn tất giảm độ mặn thì chuyển tôm sang ao nuôi thương phẩm có độ mặn 5 phần nghìn với mật độ 60 con/m2. Mọi quy trình chăm sóc, quản lý thức ăn giống như cách nuôi tôm thông thường. Sau 3 tháng nuôi, tỷ lệ tôm sống đạt 70%; tôm thương phẩm đạt 15 g/con và năng suất đạt 6,3 tấn/ha. Ngoài ra, sức khỏe tôm nuôi ổn định, không bị sốc, chết hàng loạt khi mưa nhiều. Giải pháp này áp dụng đối với hầu hết vùng nuôi có độ mặn thấp dưới 10 phần nghìn với quy trình kỹ thuật đơn giản, vật tư và cơ sở hạ tầng vùng nuôi đều phù hợp với trình độ và điều kiện thâm canh của người nuôi tôm trong xã. Việc nuôi tôm thẻ chân trắng trong môi trường nước có độ mặn thấp áp dụng thành công tại xã ta đã mở ra cơ hội trong việc đa dạng hóa cơ cấu vật nuôi vùng nước lợ của xã.

- Ngoài ra nhằm bảo vệ vòng ngoài đầm nuôi tôm, tránh những tác hại không đáng có do các loại côn trùng, chim, chuột, chó, mèo và những tình thế thời tiết khắc nghiệt của vùng ven biển. Đó là giải pháp cải tiến hệ thống lưới quây xung quanh ao nuôi tôm bằng tường bê tông hoặc gạch xây với tiêu chuẩn cách mép ao 10-25cm, cao từ 40-45cm so với mặt bờ; khoảng cách giữa mép bờ ao đến tường chắn được láng xi măng bóng và lượn tròn để cắt bước sóng đánh thẳng nhằm giảm áp lực cho tôm trong ao nuôi; khi sóng, gió quá to tôm không bị thất thoát, thiệt hại do văng ra ngoài ao. Trên mặt tường chắn, có thiết kế lỗ cắm cọc để dựng khung, lợp mái cho toàn ao nuôi hoặc cắm cọc chăng lưới tùy vào yêu cầu kỹ thuật ở từng thời điểm nuôi. Hệ thống ngăn chặn động vật gây hại và giảm thiểu thiệt hại khi có thiên tai đối với trang trại và hộ nuôi tôm theo phương pháp thâm canh đã giúp các chủ trang trại và hộ dễ quản lý ao nuôi, thao tác kỹ thuật chăm sóc tôm dễ hơn; ngăn chặn được hầu hết các loại động vật gây hại và người lạ tiếp xúc trực tiếp với ao tôm. Bên cạnh đó, người nuôi có thể thực hiện các biện pháp điều tiết nâng mức nước ao nuôi, dựng khung phủ lưới, bạt để ổn định nhiệt độ cho ao nuôi. Giải pháp đặc biệt hữu ích trong việc bảo vệ đàn tôm khi có bão xảy ra.

- Cần lựa chọn thức ăn phù hợp cho từng giai đoạn phát triển của tôm: Tháng đầu cho tôm ăn thức ăn sẵn trong ao (đầm) nuôi và mồi số ), rồi tăng dần ở những tháng sau mồi số 1, 2, 3,…6 .

- Cần theo dõi và có chế độ chăm sóc tôm phù hợp, phòng bệnh là chính, kiểm tra thường xuyên để phát hiện kịp thời bệnh và có các thuốc điều trị phù hợp.

- Sau mỗi đợt mưa lớn cần kiểm tra ngay độ PH của nước trong đầm, độ PH phù hợp là từ 7-9. Nếu độ PH thấp thì cần bón thêm vôi hoặc Canxi để tăng độ PH.

- Cần quăng chài kiểm tra trọng lượng tôm để có kế hoạch phân chia khẩu phần, tăng hay giảm độ thức ăn phù hợp cho tôm nuôi.

- Cần chọn thời điểm nuôi tôm sao cho phù hợp: Đối với địa bàn xã Vạn Ninh một năm có thể nuôi được 2 đến 3 vụ. Thời điểm bắt đầu vụ nuôi đầu tiên là vào tháng 3 âm lịch, vụ cuối bắt đầu vào tháng 6 hoặc 7 âm lịch vì tới đông là tôm phát triển chậm lại do thời tiết lạnh.

- Giữa các vụ cần cải tạo lại ao nuôi: Rửa đáy đầm, khử trùng, nạo vét đáy trong thời gian thích hợp rồi mới tiếp tục nuôi vụ mới.

6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống

Các biện  pháp trên đều được lấy từ những kinh nghiệm đời sống và dựa vào các kiến thức đã học. Ví dụ như việc chọn thời điểm nuôi tôm, nếu chúng ta nuôi trong mùa đông tôm sẽ dễ mắc bệnh và chậm phát triển. Các biện pháp trên, nếu biết cách áp dụng đúng cách và hợp lý với từng loại thủy sản thì ta sẽ thu được năng suất cao hơn trước và chất lượng thu được cũng tốt hơn. Tôm là một loại con khá rễ nuôi trong nuôi trồng thủy sản, đem lại hiệu quả kinh tế cao mà lại mất ít thời gian chăm sóc (2-3 tháng là đã có lãi khá cao). Nên việc biết kết hợp từng giai đoạn để thúc đẩy sự tăng trưởng của tôm sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho người nuôi.

Trên đây là một số học hỏi của bản thân tôi về tự nhiên và những hiểu biết dựa trên những gì đã được học. Tôi mong rằng các biện pháp trên sẽ được áp dụng vào thực tiễn và đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi tôm. Chúc cho những người nuôi tôm có một mùa bội thu và năng suất đạt chất lượng cao.