Đã có dấu hiệu bệnh Sởi trên đảo Vĩnh Thực
Ảnh minh họa
Theo nguồn tin không chính thức thì ở trên địa bàn xã Vĩnh Trung đã có nhiều trẻ em có dấu hiệu bị bệnh Sởi. Nhiều cháu phải xin nhà trường nghỉ học để điều trị bệnh sởi tại gia đình...
Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch Sởi trong cả nước, tính đến ngày 25/04/2014 đã có 123 trường hợp mắc bệnh sởi bị tử vong. Và dịch sởi tiếp tục lan mạnh ở các tỉnh trong toàn quốc.
Trước tình hình dịch sởi có thể bùng phát trên diện rộng tại đảo Vĩnh Thực, Ban Y tế trường THCS Vĩnh Thực đã chủ động báo cáo lãnh đạo nhà trường và xin ý kiến chỉ đạo. Để đối phó với dịch tại nhà trường Ban y tế trường THCS Vĩnh Thực đã tổ chức tuyên truyền cách phòng chống bệnh sởi và hướng dẫn có em cách phòng chống:
Bài thuốc dân gian phòng, điều trị sởi
Để phòng bệnh sởi, người dân có thể vệ sinh môi trường, xông khói phòng ở và môi trường xung quanh bằng cách đốt vỏ quả bưởi khô hoặc bồ kết.
• Trẻ mắc sởi cần được bổ sung vitamin A / Thực hư chữa sởi bằng đông y
Đây là nội dung trong hướng dẫn phòng và điều trị bệnh sởi mà Bệnh viện Y học Cổ truyền vừa đưa ra.
Cụ thể:
1. Phòng bệnh
Vệ sinh môi trường:
- Xông khói phòng ở và môi trường xung quanh bằng cách đốt vỏ quả bưởi khô hoặc quả bồ kết khô.
- Đun nước củ sả hoặc nước cây mùi già lau cửa, bàn ghế, sàn nhà, đồ chơi và đồ dùng của trẻ.
- Đối với nơi công cộng tập trung đông người (trường học, bệnh viện, bến tàu xe…), tùy theo điều kiện của cơ sở để vệ sinh môi trường sạch sẽ, chống lây chéo: Dùng dung dịch có tinh dầu xả để lau, rửa làm sạch môi trường; đốt các loại tinh dầu có tác dụng khử trùng như: chanh, cam, bưởi, hương nhu…
Vệ sinh thân thể:
- Tắm, gội: Lá mùi già, lá và vỏ quả bưởi, vỏ quả chanh đun nước tắm gội hoặc lau toàn thân.
- Vệ sinh răng, miệng, mắt, mũi.
Ngoài ra: Tránh đến nơi có đông người như bệnh viện, bến tàu xe…, nhất là vùng đang có dịch bệnh lưu hành. Cần ăn uống đủ chất, bổ sung các loại rau, củ, hoa quả tươi; uống nước bột sắn dây, nước ép rau diếp cá.
2. Điều trị
Bài thuốc uống:
- Giai đoạn khởi phát và toàn phát:
Lá kinh giới: 12-20 g
Lá sài đất: 8-12 g
Lá diếp cá: 8-12 g
Lá bồ công anh: 8-12 g
Lá tre: 12-20 g
Lá dâu: 8-12 g
Cỏ nhọ nồi: 12-16 g
Hạt muồng sao: 4-8 g
Cam thảo nam: 4-8 g hoặc mía: 3 khẩu
Sắc cùng 2 bát nước, trong 20 phút. Uống lúc thuốc còn ấm. Ngày uống 1 thang, chia đều 3-4 lần. Uống 3-5 ngày.
Nếu ho: Lá húng chanh 12-20 g; lá hẹ 8-10 g cùng với 3 lát quất hấp cách thủy với 5 g đường phèn (thêm 50 ml nước) hoặc 50 ml nước mía. Lấy nước uống chia 3-4 lần trong ngày.
Nếu sởi khó mọc: Lấy cây mùi già hoặc hạt mùi giã nát với rượu sát khắp người.
- Giai đoạn sởi lặn:
Lá dâu hoặc quả dâu chín: 6-12 g
Cỏ nhọ nồi: 6-12 g
Đỗ đen: 10 g
Cam thảo nam hoặc cỏ ngọt: 6-8 g
Lá sen: 6-8 g
Lấy 2 bát nước sắc còn nửa bát, uống ấm. Ngày uống 1 thang, uống 5-7 ngày.
Nước tắm:
Lá mùi già, lá và vỏ quả bưởi, vỏ chanh đun nước tắm gội, lau toàn thân.
Chế độ ăn uống và vệ sinh cá nhân:
- Cho trẻ uống đủ nước, nấu đậu xanh cả vỏ để lấy nước uống hoặc uống bột sắn dây.
- Ăn nhẹ dễ tiêu, chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày.
- Vệ sinh sạch sẽ.
- Ở phòng thoáng mát, tránh gió lùa.
Khuyến cáo: Hướng dẫn này có thể tham khảo và vận dụng ban đầu khi bệnh nhẹ hoặc xa cơ sở y tế. Nếu gần cơ sở y tế như bệnh viện nên đưa các cháu đến để được khám và điều trị đầy đủ.
Theo báo VnExpress
và đề ra một số giải pháp để phòng, chống bệnh sởi tại Trường.
Đưa tin: Nguyễn Tiến Quyền