171 học sinh tham gia kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 9 THCS năm học 2016- 2017

Chiều 2/3, tại Hội đồng thi TP Móng Cái, Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức khai mạc kỳ thi học sinh giỏi cấp Tỉnh lớp 9 năm học 2016- 2017. Kỳ thi diễn ra trong 2 ngày 2 và 3/3/2017. Dự lễ khai mạc, đồng chí Lê Ngọc Lưu- Phó Chủ tịch UBND TP Móng Cái đã động viên, khích lệ tinh thần các thí sinh.

Tin mới 
  • Nối vòng tay lớn (12/09/2018)
    Thực hiện chương trình công tác đội và phong trào thiếu nhi năm học 2018-2019. Đồng thời duy trì hoạt động kết nghĩa với Liên đội THCS Vĩnh Thực, ngày 11/9/2018, liên đội THCS Hòa Lạc đã tổ chức ra thăm và tặng Liên đội THCS Vĩnh Thực. Quà tặng gồm sách giáo khoa, vở viết và 20 xuất quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Tổng giá trị quà tặng trên 8.000.000đ.
  • NGOẠI KHÓA TUYÊN TRUYỀN AN TOÀN GIAO THÔNG (11/09/2018)
    Nhằm đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao ý thức tham gia giao thông đồng thời góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông học đường. Ủng hộ và hưởng ứng phong trào ATGT tại địa phương, qua đó nâng cao nhận thức của học sinh trong việc chấp hành khi tham gia giao thông. Ngày 10/9/2018 trường THCS Hòa Lạc, phối hợp với công ty Hon Đa Hưng Thịnh Móng Cái, tổ chức buổi ngoại khóa An toàn giao thông tại trường THCS Hòa Lạc.
  • LỄ SƠ KẾT HỌC KỲ I NĂM HỌC 2017 - 2018 (15/01/2018)
    Trong không khí tưng bừng, phấn khởi của nhân dân cả nước tiến tới thi đua lập thành tích mừng Đảng, mừng Xuân, chào mừng kỉ niệm 88 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và chào đón xuân Mậu Tuất 2018; sáng ngày 15/01/2018, trường THCS Hòa Lạc đã long trọng tổ chức Lễ sơ kết học kì I năm học 2017 – 2018 nhằm đánh giá tổng kết các hoạt động giáo dục, tuyên dương, khen thưởng những kết quả học tập và rèn luyện toàn diện của học sinh, đồng thời đề ra phương hướng nhiệm vụ trong học kỳ II.
  • LỄ ĐÓN BẰNG CÔNG NHẬN LẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA GIAI ĐOẠN 2017-2022 & HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOẠI KHÓA CHỦ ĐIỂM THÁNG 11 NĂM 2017 (20/11/2017)
    Hòa trong không khí tưng bừng phấn khởi thi đua lập thành tích chào mừng 35 năm ngày nhà giáo Việt Nam 20-11 của toàn nghành giáo dục. Được sự chỉ đạo và nhất trí của Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Móng Cái. Trường THCS Hòa Lạc đã long trọng tổ chức buổi lễ công bố quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh “V/v công nhận trường trung học đạt chuẩn Quốc gia gia giai đoạn 2017- 2022” và tổ chức hoạt động ngoại khóa chủ điểm tháng 11 “ Chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam” vào ngày 20 tháng 11 năm 2017.
  • NGOẠI KHÓA TUYÊN TRUYỀN PHÒNG, CHỐNG MA TUÝ (16/10/2017)
    Sáng 16 tháng 10, hơn 800 học sinh trường THCS Hòa Lạc được tham gia buổi tuyên truyền nâng cao nhận thức về ma túy và các loại tội phạm ma túy.
  • NGOẠI KHÓA TUYÊN TRUYỀN PHÒNG, CHỐNG MA TUÝ (16/10/2017)
    Sáng 16 tháng 10 năm 2017 hơn 800 học sinh trường THCS Hòa Lạc được tham gia buổi tuyên truyền nâng cao nhận thức về ma túy và các loại tội phạm ma túy.
  • HỘI NGHỊ CÁN BỘ, VIÊN CHỨC, LAO ĐỘNG TRƯỜNG THCS HÒA LẠC NĂM HỌC 2017-2018 (26/09/2017)
    Thực hiện sự chỉ đạo của PGD&ĐT Thành phố Móng Cái, sáng ngày 25/9/2017, trườngTHCS Hòa Lạc long trọng tổ chức Hội nghị cán bộ viên chức lao động năm học 2017-2018 nhằm phát huy quyền làm chủ của mỗi CB- GV- NV trong trường góp phần xây dựng nhà trường thành một khối đoàn kết, nhất trí cao trong các lĩnh vực hoạt động và tập trung trí tuệ tập thể để tìm các giải pháp thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học mới.
  • Tập huấn tuyên truyền, huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy (25/09/2017)
    Nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong nhà trường về nguy cơ, tác hại của việc cháy nổ, từ đó nêu cao ý thức, trách nhiệm trong công tác PCCC không chỉ ở tại cơ quan, đơn vị mà cả ở gia đình, nhằm góp phần hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng cháy nổ xảy ra, nhất là trong mùa nắng nóng khô hanh. Sáng ngày 24/9/2017, Trường THCS Hòa Lạc đã phối hợp với Đội công an PCCC thành phố Móng cái tổ chức tuyên truyền hướng dẫn các biện pháp phòng cháy chữa cháy trong trường học cho cán bộ, giáo viên, công nhân viên và hơn 800 học sinh toàn trường.
  • Hoạt động kết nghĩa với các trường vùng khó khăn (25/09/2017)
    Thực hiện phong trào kết nghĩa liên đội và giúp đỡ các liên đội vùng sâu, vùng xa trung tâm trên địa bàn thành phố Móng Cái. Ngay từ đầu năm học 2017-2018 liên đội THCS Hòa Lạc đã phát động phong trào quyên góp ủng hộ sách vở, đồ dùng học tập, quần áo, tiền mặt để ủng hộ các bạn đội viên tại hai liên đội TH và THCS Hải Sơn, THCS Vĩnh Thực.

Hướng dẫn dạy học môn Lịch Sử HK II năm học 2013-2014

Kính gửi: Các trường THCS, TH&THCS trên địa bàn Thành phố

Thực hiện sự chỉ đạo của Sở GD&ĐT Quảng Ninh tại công văn số 3227/SGDĐT- GDTrH ngày 18/10/2012 về việc hướng dẫn dạy học môn Lịch sử cấp THCS và THPT từ năm học 2013-2014, Phòng GD&ĐT Thành phố hướng dẫn dạy môn Lịch sử từ kì II năm học 2013-2014, cụ thể như sau:

I. YÊU CẦU CHUNG

Thực hiện theo chỉ đạo tại công văn số 21/PGD&ĐT ngày 06/9/2011 về việc hướng dẫn thực hiện hệ thống hồ sơ, sổ sách và công tác tổ chuyên môn trong trường THCS từ năm học 2011-2012 của Phòng GD&ĐT Thành phố; Kết luận số 1001/PGD&ĐT ngày 06/9/2012 của Phòng GD&ĐT về việc kết luận, đánh giá tập huấn chuyên môn THCS hè năm 2012 và các nội dung chuyên môn đã được Phòng GD&ĐT tập huấn.

II. MỘT SỐ YÊU CẦU CỤ THỂ

1. Thực hiện phân phối chương trình

Các trường THCS chủ động xây dựng phân phối chương trình chi tiết môn Lịch sử phù hợp với địa phương, phù hợp với trường trên cơ sở Chương trình môn Lịch sử toàn cấp học do Bộ GD&ĐT ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 và được điều chỉnh nội dung dạy học tại công văn số 5842/BGDĐT-VP ngày 01/9/2011 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, Phân phối chương trình môn Lịch sử do Sở GD&ĐT biên soạn năm 2011 theo tinh thần chỉ đạo tại công văn số 2391/SGD&ĐT- GDTrH ngày 24/8/2012

2. Về phương pháp dạy học

Đổi mới phương pháp dạy học cần bám sát các nội dung trong Chương trình Giáo dục phổ thông, sách giáo khoa, sách giáo viên, chuẩn kiến thức - kĩ năng, nội dung điều chỉnh dạy học theo hướng giảm tải của Bộ GD&ĐT để soạn bài, giảng dạy và kiểm tra, đánh giá học sinh.

Đổi mới phương pháp dạy học cần kế thừa, phát triển những mặt tích cực của hệ thống phương pháp dạy học truyền thống, đồng thời tham khảo, vận dụng một số phương pháp mới, phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện dạy và học ở từng trường, từng địa phương, từng đối tượng học sinh để nâng cao kết quả giáo dục. Một số phương pháp thường sử dụng là: trao đổi đàm thoại, trao đổi đàm thoại tái hiện, giải thích minh họa và vấn đáp tìm tòi, phát hiện và giải quyết vấn đề, dạy và học hợp tác nhóm nhỏ.

Vận dụng các kỹ năng trong dạy học môn Lịch sử như: tự học, tự làm việc, nghe giảng kết hợp với ghi chép, trả lời câu hỏi và tự đặt câu hỏi, tự trình bày một vấn đề, tự ôn tập, củng cố kiến thức, tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của bản thân.

Tùy theo điều kiện cụ thể của từng trường để tổ chức việc dạy học bằng cách khai thác tư liệu bảo tàng, tham quan di tích lịch sử văn hóa tại địa phương góp phần hình thành kiến thức lịch sử; giáo dục và phát triển kỹ năng, nhận thức Lịch sử cho học sinh. Các hình thức, phương pháp khai thác, sử dụng tư liệu bảo tàng, di tích lịch sử văn hóa đa dạng và phong phú, để đạt hiệu quả giáo viên Lịch sử không chỉ chú ý nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ mà cần phải có kỹ năng nghề nghiệp thành thục, có lòng yêu nghề, yêu bộ môn.

3. Soạn bài

Thực hiện theo chỉ đạo tại công văn số 21/PGD&ĐT ngày 06/9/2011 về việc hướng dẫn thực hiện hệ thống hồ sơ, sổ sách và công tác tổ chuyên môn trong trường THCS từ năm học 2011-2012 của Phòng GD&ĐT Thành phố; Kết luận số 1001/PGD&ĐT ngày 06/9/2012 của Phòng GD&ĐT về việc kết luận, đánh giá tập huấn chuyên môn THCS hè năm 2012 và các nội dung chuyên môn đã được Phòng GD&ĐT tập huấn.

Giáo viên cần tham khảo các bài soạn đã được Bộ GD&ĐT giới thiệu trong sách giáo viên và tài liệu bồi dưỡng giáo viên để có cách trình bày sáng tạo, bài soạn phải thể hiện rõ hoạt động của thầy, hoạt động của trò, kiến thức cần đạt được phù hợp với từng bài dạy, theo yêu cầu của chuẩn kiến thức- kĩ năng, kiến thức nâng cao đáp ứng khả năng tư duy học tập của đối tượng học sinh khá giỏi, thể hiện được việc đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với đặc thù bộ môn và đặc trưng trong từng bài. Một số yêu cầu cụ thể:

3.1. Mục tiêu bài dạy

Tùy thuộc vào các nội dung cụ thể của từng bài để xác định yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng, thái độ tình cảm. Các mục tiêu được biểu đạt bằng động từ cụ thể, có thể lượng hóa được.

- Về kiến thức

Đảm bảo 6 mức độ nhận thức: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá.

- Về kĩ năng

Rèn luyện cho học sinh những kĩ năng cần thiết trong học tập, góp phần nâng cao nhận thức, nắm chắc sự kiện. Các kĩ năng cơ bản cần rèn luyện là: quan sát, nhận định, đánh giá, phân tích, so sánh, tổng hợp, hệ thống hóa sự kiện, hiện tượng lịch sử, học tập chủ động, tích cực.

- Về thái độ tình cảm

Bồi dưỡng cho học sinh lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết dân tộc, tình hữu nghị hợp tác giữa các nước và các dân tộc; niềm tự hào dân tộc, ý thức xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước, lòng biết ơn những người có công; hiểu rõ sự tất yếu phải hội nhập quốc tế, phát triển theo xu thế toàn cầu hóa; niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và tiền đồ của cách mạng, tin tưởng vào thắng lợi của công cuộc đổi mới đất nước, ...

3.2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

Giáo viên phân tích sách giáo khoa, sách giáo viên, chuẩn kiến thức-kĩ năng để xác định rõ mục đích, yêu cầu của chương trình, của bài học. Xác định nội dung và trọng tâm của bài. Chuẩn bị các thiết bị, phương tiện và tài liệu dạy học cần thiết.

Giáo viên hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài học, dụng cụ học tập phục vụ cho học bài mới, phù hợp với nội dung bài học, năng lực học sinh, điều kiện dạy học, khả năng của giáo viên,…

3.3. Xác định phương pháp dạy học

Giáo viên phải xác định vµ thể hiện rõ các phương pháp dạy học sÏ được sử dụng trong bài dạy để rèn luyện học sinh học tập theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học.

Thông qua các hình thức tổ chức phong phú, linh hoạt của người dạy như: khởi động giờ học bằng tình huống có vấn đề, vận dụng khai thác triệt để phương pháp tường thuật, miêu tả, biểu cảm, lí luận trong dạy học. Đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy học nội dung “khai thác kênh hình” sách giáo khoa và việc “tái hiện Lịch sử”.

3.4. Tiến trình dạy học

Thực hiện theo chỉ đạo tại công văn số 21/PGD&ĐT ngày 06/9/2011 về việc hướng dẫn thực hiện hệ thống hồ sơ, sổ sách và công tác tổ chuyên môn trong trường THCS từ năm học 2011-2012 của Phòng GD&ĐT Thành phố.

Khi thiết kế các hoạt động dạy học, giáo viên cần xác định rõ mục tiêu mong muốn của mỗi hoạt động; hoạt động với các tài liệu học tập và phương tiện học tập nào; đề ra một cách cụ thể từng hoạt động chính của giáo viên, của học sinh; dự kiến các tình huống sư phạm trên lớp và phương án giải quyết; thể hiện rõ quá trình tổ chức lớp học và hoạt động hỗ trợ của giáo viên bằng hệ thống câu hỏi định hướng cho bài dạy một cách khoa học.

3.5. Rút kinh nghiệm

Tất cả các bài soạn đều phải được ghi lại những kinh nghiệm được rút ra sau khi giảng. Rút kinh nghiệm cần tập trung vào các nội dung cơ bản sau:

- Về nội dung kiến thức (chính xác khoa học);

- Về phương pháp tổ chức sư phạm (phù hợp với đặc trưng bộ môn, với nội dung của kiểu bài lên lớp, phù hợp với đối tượng học sinh);

- Về thời gian giảng toàn bài, từng phần, từng hoạt động;

- Về việc sử dụng thiết bị dạy học (sử dụng và kết hợp các phương tiện, thiết bị dạy học phù hợp với nội dung của kiểu bài lên lớp);

- Về kĩ năng tổ chức và điều kiển học sinh học tập (tích cực, chủ động phù hợp với nội dung của kiểu bài với các đối tượng học sinh gây hứng thú học tập).

Những nội dung rút kinh nghiệm này phải được áp dụng vào các bài soạn, giờ giảng lần sau.

4. Giảng bài

4.1. Giáo viên cần thực hiện giảng bài theo kế hoạch bài soạn đã được chuẩn bị. Tùy theo diễn biến cụ thể trong quá trình dạy mà giáo viên có thể điều chỉnh linh hoạt mức độ kiến thức, phương pháp,... nhưng vẫn phải đảm bảo mục tiêu bài dạy đã đề ra khi soạn bài.

4.2. Khi giảng bài, giáo viên thực hiện đầy đủ các yêu cầu của một giờ dạy theo hướng dẫn tại công văn số 10227/THPT ngµy 11/9/2001 cña Bé GD&§T về việc đánh giá và xếp loại giờ dạy của giáo viên trung học.

4.3. Khi dạy học giáo viên cần sử dụng ngôn ngữ chuẩn xác, trong sáng, sinh động, dễ hiểu; tác phong thân thiện; khuyến khích, động viên học sinh học tập; chú trọng tổ chức hợp lý cho học sinh làm việc cá nhân và theo nhóm; rèn luyện kỹ năng tự học, tạo điều kiện cho học sinh tự nghiên cứu.

4.4. Khi trình bày bảng phải dựa vào yêu cầu cần đạt của bài dạy để xác định rõ những nội dung nào được trình bày và lưu lại trên bảng trong tiết học nhằm giúp học sinh có thể rút ra kiến thức cơ bản và học bài có hiệu quả. Nội dung viết bảng phải chính xác khoa học, đủ kiến thức cơ bản cần đạt được, nội dung tường minh rõ nghĩa, bố cục rõ ràng, cô động, hợp lí.

5. Về đánh giá kết quả học tập của học sinh

Thực hiện đánh giá kết quả học tập của học sinh theo hướng dẫn tại Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2011 ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS và học sinh THPT. Một số nội dung cần lưu lý:

5.1. Việc kiểm tra đánh giá kết quả bài học cần được tính đến ngay từ khi xác định mục tiêu và thiết kế bài học nhằm giúp cho học sinh và giáo viên kịp thời nắm được những thông tin liên hệ ngược để điều chỉnh dạy và học. Đánh giá kết quả học tập của học sinh cần bám sát mục tiêu dạy học đối với từng cấp, từng lớp; đồng thời căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng đã qui định trong chương trình.

5.2. Việc ra đề kiểm tra căn cứ vào hướng dẫn biên soạn đề kiểm tra ban hành theo Công văn số 8773/BGDĐT-GDTrH ngày 30/12/2010 của Bộ GD&ĐT. Cần kết hợp các hình thức đánh giá khác nhau để đảm bảo độ tin cậy của kết quả. Ngoài việc kiểm tra thường xuyên, định kì (kiểm tra miệng, kiểm tra 15 phút, kiểm tra một tiết, kiểm tra học kì), cần sử dụng các hình thức theo dõi và quan sát thường xuyên đối với từng học sinh về ý thức học tập, tính tự giác, sự tiến bộ trong quá trình học tập. Giáo viên cần đổi mới cách ra đề kiểm tra theo hướng đòi hỏi người học phải hiểu bài, vận dụng kiến thức, hạn chế lối học vẹt, học tủ, ghi nhớ máy móc.

5.3. Các trường cần có biện pháp quản lý, tăng cường giáo dục cán bộ, giáo viên và học sinh tích cực, chủ động trong dạy học, nghiêm túc trong kiểm tra, đánh giá để phản ánh đúng chất lượng dạy học của giáo viên. Chấp hành nghiêm túc việc chấm bài, chữa bài và trả bài cho học sinh (thời gian trả bài kiểm tra 15 phút không quá 7 ngày, thời gian trả bài kiểm tra 45 phút không quá 14 ngày kể từ ngày kiểm tra). Khắc phục thói quen khá phổ biến là khi chấm bài giáo viên chỉ chú trọng đến cho điểm, ít khi có những lời phê chỉ rõ ưu khuyết điểm của học sinh khi làm bài.

5.4. Cần tạo điều kiện để học sinh tham gia đánh giá kết quả học tập của các học sinh khác trong nhóm, trong lớp và tự đánh giá bản thân. Thông báo công khai các kết quả đánh giá để có những điều chỉnh cần thiết và kịp thời đối với việc học tập của học sinh và dạy học của giáo viên.

5.5. Cần đảm bảo để mọi học sinh đều đạt được chuẩn kiến thức, kĩ năng của bộ môn. Những học sinh yêu thích, đam mê, có nhu cầu học bộ môn Lịch sử sâu hơn giáo viên cần động viên, khuyến khích và tạo điều kiện bồi dưỡng từ sớm.

6. Sử dụng thiết bị, phương tiện dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin

6.1. Sử dụng thiết bị và phương tiện dạy học

Tài liệu giảng dạy tối thiểu cần có: Chương trình giáo dục phổ thông, sách giáo khoa, sách giáo viên, chuẩn kiến thức - kĩ năng, điều chỉnh nội dung dạy học (nội dung giảm tải) và các tài liệu có nội dung liên quan đến bài học.

Tận dụng triệt để thiết bị đã có của trường như máy chiếu, băng hình, tranh ảnh, bản đồ, lược đồ, sa bàn... Hằng năm giáo viên thống kê kiểm tra thiết bị đồ dùng dạy học và chủ động tham mưu nhà trường trang bị bổ sung những thiết bị đồ dùng dạy học cần thiết.

Trong hoạt động dạy học giáo viên có kế hoạch hướng dẫn học sinh làm đồ dùng dạy học nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, đồng thời khuyến khích việc tự làm thiết bị và đồ dùng dạy học của giáo viên.

6.2. Ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT)

6.2.1. Đánh giá, xếp loại soạn giảng có ứng dụng công nghệ thông tin

Việc đánh giá, xếp loại soạn giáo án và dạy học có ứng dụng công nghệ thông tin theo công văn số1694/SGD&§T-GDTrH ngày 19/ 12/ 2006 của Sở GD&ĐT về việc hướng dẫn đánh giá, xếp loại giờ dạy sử dụng giáo án điện tử và giờ dạy thực hành.

Việc sử dụng đồ dùng trực quan nói chung, ứng dụng CNTT vào đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử ở trường trung học nói riêng là cần thiết. Đây là một trong những biện pháp quan trọng để thực hiện con đường hình thành kiến thức Lịch sử cho học sinh “từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn”.

6.2.2. Một số yêu cầu cụ thể như sau

Soạn giảng phải thể hiện đầy đủ các nội dung, các bước theo công văn số 2135/SGD&ĐT-GDTrH ngày 26/7/2011 của Sở GD&ĐT về việc hướng dẫn thực hiện hệ thống hồ sơ trong trường trung học từ năm học 2011-2012; Phải đảm bảo việc hình thành kiến thức cho học sinh trong dạy học Lịch sử và làm cho giờ học trở nên sinh động, không bị khô khan, tẻ nhạt, lôi cuốn được học sinh tham gia học tập tích cực, chủ động, tạo cho các em động cơ và không khí học tập thoải mái; Giúp học sinh dễ dàng nhận thức, tái hiện lại sự kiện, hiện tượng của quá khứ. Việc ứng dụng CNTT để thiết kế và trình chiếu các loại kênh hình Lịch sử phải có tính trực quan, chính xác, cụ thể, theo trình tự lôgic gúp học sinh hình thành khái niệm, hiểu được bản chất và những mối liên hệ bên trong của sự kiện Lịch sử.

Tăng cường sử dụng các phần mềm dạy học hiện có, chủ động khai thác những phần mềm dạy học mới phù hợp với từng nội dung kiến thức cụ thể trong sách giáo khoa. Cần lưu ý không được lạm dụng công nghệ thông tin làm ảnh hưởng đến nội dung chất lượng giờ học.

Bài soạn có ứng dụng CNTT cần thể hiện rõ nội dung kiến thức chuyên môn; thể hiện rõ hoạt động của thầy, hoạt động của trò; thể hiện được việc đổi mới phương pháp dạy học; có đầy đủ các thông tin cần thiết.

7. Giảng dạy Lịch sử địa phương

Thực hiện theo công văn số 965/SGD&ĐT-GDTrH ngày 18/4/2011 về việc hướng dẫn thực hiện thực hiện tài liệu Lịch sử địa phương tỉnh Quảng Ninh. Cụ thể thực hiện theo phân phối như sau:

* Cấp trung học cơ sở

Lớp 6 (tiết 32) dạy Bài 1: Quảng Ninh thời tiền sử và buổi đầu đấu tranh dựng nước.

Lớp 7 dạy Bài 2: Hoàng đế Trần Nhân Tông và Di tích - Danh thắng Yên Tử.

(tiết 34 dạy mục 1 , tiết 57 dạy mục 2 , tiết 68 dạy mục 3).

Lớp 8 (tiết 43) dạy Bài 3: Khu mỏ than - Một trong những chiếc nôi của giai cấp công nhân Việt Nam.

Lớp 9 dạy :

Tiết 37 dạy Bài 4: Quảng Ninh trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954).

Tiết 49 dạy Bài 5: Quảng Ninh trong kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954-1975).

8. Dạy học tích hợp

- Yêu cầu triển khai thực hiện đầy đủ việc tích hợp nội dung Giáo dục kỹ năng sống; Giáo dục bảo vệ môi trường; tích hợp nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh… theo theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT và Sở GD&ĐT.

- Yêu cầu chung về tích hợp là chuyển tải các nội dung tích hợp vào bài học một cách tự nhiên, phù hợp, làm cho bài học thêm sinh động, gắn với thực tế, không làm quá tải bài học song vẫn giữ được đặc trưng môn học. Phương pháp tích hợp là góp phần phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập.

9. Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi

Tổ chuyên môn, nhóm chuyên môn cần làm tốt công tác tổ chức phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi, thành lập đội tuyển tham dự các kỳ thi học sinh giỏi theo chỉ đạo của Sở GD&ĐT. Việc giảng dạy và ôn tập cho học sinh theo tinh thần chỉ đạo tại công văn số 620/SGD&ĐT-GDTrH của Sở GD&ĐT ngày 10 tháng 03 năm 2011 về việc định hướng kiến thức, kĩ năng thi học sinh giỏi lớp 9 năm học 2010-2011 và được thống nhất tại Hội nghị tập huấn ôn thi học sinh giỏi cấp THCS ngày 01/3/2012. Cụ thể là:

9.1. Nội dung bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 9

9.1.1. Phần Lịch sử thế giới

- Phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Á, Châu Phi, khu vực Mĩ La Tinh. - - Hoàn cảnh ra đời, phát triển, nguyên tắc, mục tiêu hoạt động của ASEAN. - Mĩ, Nhật Bản và Tây Âu từ sau chiến tranh thế giới thứ hai.

- Nội dung, thành tựu, ý nghĩa lịch sử của cuộc Cách mạng KH-KT từ năm 1945 đến nay.

9.1.2. Phần Lịch sử Việt Nam

* Lịch sử Việt Nam từ 1858 đến 1919.

Hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành.

* Lich sử Việt Nam từ 1919 đến 1930

- Nội dung chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp và sự phân hoá xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất.

- Hoàn cảnh, nội dung ý nghĩa của Hội nghị thành lập Đảng năm 1930. ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng.

- Công lao và vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam.

* Lich sử Việt Nam từ 1930 đến 1945

- Phong trào cách mạng 1930-1931.

- Thời cơ khởi nghĩa và diễn biến chính của cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.

- Ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của cách mạng tháng Tám.

* Lich sử Việt Nam từ 1945 đến 1954

- Khó khăn của cách mạng Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám 1945.

- Đấu tranh, xây dựng, bảo vệ chính quyền dân chủ nhân dân (1945-1946).

- Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946 - 1954).

- Chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947

- Chiến dịch Biên giới năm 1950.

- Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954.

- Ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

Lưu ý: Trên đây là một số nội dung kiến thức và kĩ năng cơ bản để các trường tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi. Đây là những nội dung mang tính định hướng, khi triển khai, các đơn vị phải thực hiện đầy đủ hướng dẫn hiện hành về công tác thi học sinh giỏi của Bộ GD&ĐT và Sở GD&ĐT.

10. Đổi mới về sinh hoạt chuyên môn và công tác bồi dưỡng giáo viên

Phải khắc phục việc sinh hoạt tổ chuyên môn mang nặng tính hình thức, chỉ chủ yếu thông tin những nội dung hành chính sự vụ. Cần luôn cải tiến nội dung và cách thức sinh hoạt tổ theo hướng dành phần lớn thời gian của buổi sinh hoạt Tổ, Nhóm chuyên môn để tiến hành các nội dung chuyên sâu như¬: rút kinh nghiệm các giờ dạy thao giảng, thảo luận các chuyên đề về kiến thức và phương pháp giảng dạy các bài khó, phần khó, các bài dài; cách ra đề kiểm tra,…

Tổ chuyên môn cần làm tốt công tác quản lý và tổ chức thực hiện bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên. Đối với các trường có ít giáo viên giảng dạy bộ môn Lịch sử cần chủ động đề xuất với lãnh đạo nhà trường để được tham gia dự giờ của giáo viên cùng chuyên môn ở các trường khác; mời giáo viên các trường khác đến dạy những bài khó để rút kinh nghiệm.

Nhận được Công văn này, Phòng GD&ĐT Thành phố yêu cầu Hiệu trưởng các trường THCS, TH&THCS nghiêm túc triển khai thực hiện./.